...... ......Mùa giải năm nay được đánh giá là nhiều cảm xúc hơn hai mùa giải trước: nhiều tiếng khóc, nụ cười hơn và kịch tính hơn. .........
Hãy bình tĩnh nhìn lại: nếu ống kính của truyền hình không chộp được những cái nhíu mày và nụ cười nhếch mép coi thường của vài khán giả nữ khi Susan Boyle lần đầu tiên ra sân khấu thì đường trở thành ngôi sao của cô biết đâu lại trắc trở hơn. Vì con người khi đó không có chỗ để thể hiện lòng thương và bảo vệ người yếu thế.
Người phụ nữ 48 tuổi, sống một cuộc đời bình lặng ở một ngôi làng nhỏ tại Scotland, có chút khó khăn về khả năng theo đuổi con đường học vấn, bạn thân là chú mèo, bỗng vụt sáng trở thành hiện tượng, tâm điểm chú ý của thế giới. Hơi sớm nếu đánh giá Susan Boyle có thể “thương mại hóa” tài năng của mình, vì để khẳng định điều đó cần một quãng đường dài. Hãy tạm nhìn nhận cô như hiện tượng của truyền thông, được tôn vinh thêm bằng những công cụ truyền tin đầy quyền lực là Internet.
Susan Boyle, để an toàn, trong vòng chung kết đã chọn bài hát cũ I dreamed a dream: yếu tố bất ngờ đã không còn. Trong cuộc thi tốt nhất là không nên để tình cảm chi phối quá nhiều đến lựa chọn của mình. Hãy công bằng để cho tài năng thật sự lên tiếng. Dân Anh đã làm được điều đó khi thực hiện việc bầu chọn.
Sự nổi tiếng của Susan Boyle đến nay đem lại cho cô những gì khi chuyện cô sửa lông mày - việc làm rất bình thường của phụ nữ - cũng được đưa lên trang nhất các báo khổ nhỏ! Báo Daily Mail dẫn lời bạn bè và hàng xóm của cô cho biết gần đây cô tâm sự mong muốn trở về làng quê nhỏ bé và thanh bình ở Blackburn, West Lothian, để sống như trước đây.
Nổi tiếng bất ngờ không hẳn là món quà phù hợp với bất cứ ai. BBC cho biết sau vòng chung kết cô đã phải vào bệnh viện vì “suy sụp sức khỏe”, cảnh sát hộ tống đi cùng. Người phát ngôn của Britain’s got talent bác bỏ thông tin rằng Susan đang phải cần đến thuốc men chữa trị thần kinh, nhưng công nhận cô đang bị áp lực khủng khiếp.
Daily Mail viết cô ấy chỉ còn muốn những điều giản dị của cuộc sống: như hằng tuần uống một ly nước chanh và thử vận may trong cuộc thi karaoke cấp xóm ở quán rượu Moran’s Turf vào tối chủ nhật. Nhưng chuyện đó đâu có dễ. Chỉ có Hãng băng đĩa Sony BMG biết rõ. Một đội cố vấn luật, tâm lý và các dịch vụ quản lý đang tiếp cận cô, cung cấp cho cô những gì mà họ cho rằng cô cần. Nhiều chuyên gia tâm lý hàng đầu thế giới cho rằng sẽ vô cùng nguy hiểm cho Susan nếu cô vụt trở nên thành công hơn.
Trong vòng vài ngày tới, Susan Boyle sẽ bắt đầu tập luyện với các bạn diễn khác của Britain’s got talent cho vòng biểu diễn kéo dài 18 ngày của Britain’s got talent bắt đầu từ 12-6. Susan sẽ được trả 500 bảng/đêm. Cô cũng sẽ bay đến Czech để thu âm đĩa đầu tiên với dàn giao hưởng quốc gia nước này trong ba ngày. Giám khảo Simon Cowell nghĩ là đĩa này sẽ chiếm vị trí số 1 trong bảng xếp hạng của Mỹ, và các chuyên gia ngành giải trí dự đoán có thể đem lại món lời 10 triệu bảng Anh trong năm đầu tiên.
“Tầm” của Susan Boyle như vậy là khác hẳn so với Paul Potts - sản phẩm của năm đầu tiên Britain’s got talent, khi giọng ca tenor này kiếm khoảng 5 triệu bảng. Đó là chưa kể tới bộ phim làm về cuộc đời cô, hồi ký...
Thành công cho kênh truyền hình ITV Britain’s got talent đã thành công khi tìm kiếm được tài năng từ những người bình thường. Nhưng có lẽ thành công nhất là kênh truyền hình ITV với 19,2 triệu người xem, có nghĩa là 72% số người xem tivi ở Anh đã theo dõi trực tiếp chương trình. Con số tương tự chỉ có ở vòng tứ kết World Cup 2006 giữa Anh và Bồ Đào Nha (19,7 triệu) trên kênh BBC1 năm 2006. Một yếu tố quan trọng khác, ngoài tài năng của những người bình thường được Britain’s got talent khai thác tối đa, là cảm xúc và phản ứng của khán giả. Cái nhíu mày, bĩu môi của khán giả trước Susan Boyle ít ra cũng thể hiện đúng cảm giác của họ lúc đó. Những màn vỗ tay khích lệ không dứt của khán giả dành cho những người biểu diễn. Đó là văn hóa khích lệ và khen ngợi khi người khác làm tốt một điều gì đó. Cách biểu lộ cảm xúc ca ngợi, phản đối rất tự nhiên chứ không phải lên gân lên cốt, là con đường ngắn nhất tạo nên cảm xúc của người khác và thành công của chương trình truyền hình dạng Britain’s got talent. |
Kiếm được rất nhiều tiền chỉ trong vòng một năm kể từ khi tham gia cuộc thi Britian’s Got Talent, nhưng Susan Boyle vẫn chỉ sống với khoản trợ cấp 500 bảng Anh một tuần, một con số khiêm tốn so với khối tài sản 10 triệu bảng của cô.
Susan Boyle bắt đầu trỏ nên nổi tiếng sau khi tham gia vòng thử giọng của cuộc thi Britian’s Got Talent năm 2009. Dù chỉ về thứ hai trong cả cuộc thi nhưng Susan Boyle vẫn là cái tên nổi nhất tại cuộc thi năm ngoái.
Cuối năm 2009, cô phát hành album đầu tay và thành công vượt bậc về doanh thu. Hiện tại, tổng tài sản của Susan Boyle lên tới 10 triệu bảng Anh. Tuy nhiên, theo người nhà của Susan Boyle, trung bình, cô chỉ nhận được 500 bảng Anh để chi tiêu mỗi tuần. Ngoài ra, Susan Boyle còn không có nổi một tấm thẻ tín dụng cho bản thân.
Với số tiền khiêm tốn được cấp hàng tuần, Susan Boyle không có nổi tiền để trang hoàng ngôi nhà gồm 5 phòng ngủ trị giá 300 nghìn bảng Anh mà cô mới mua. Không chỉ có vậy, ngôi sao ca nhạc 49 tuổi vẫn đi mua sắm quần áo tại siêu thị Tesco và thỉnh thoảng di chuyển bằng xe bus vì không có đủ tiền.
Anh trai của Susan Boyle - Gerry Boyle cho biết, giọng ca 49 tuổi tỏ ra không thoải mái khi số tiền thuộc về cô bị kiểm soát khá chặt chẽ. Anh Gerry nói: “Khi Susan nhận ra rằng, con bé không thể bước vào nhà băng và tự rút tiền, Susan đã rất buồn. Susan đang sống và lo lắng rằng, mình sẽ mất mọi thứ và phải trở về với cuộc sống cũ mặc dù Susan đã kiếm được rất nhiều tiền và vô cùng nổi tiếng”.
Anh trai của Susan Boyle còn tiết lộ thêm, anh và những người họ hàng của Susan đã có buổi gặp gỡ với bên quản lý tài chính của giọng ca thiên thần tại nhà riêng của cô vào ngày 17/6 vừa rồi sau khi Susan nói rằng, cô không có đủ tiền để trang trải cuộc sống của mình.
“Susan không phải là người quá chú trọng tới tiền bạc, những gì con bé muốn là được ca hát. Con bé chỉ xin một tấm thẻ tín dụng nhưng mãi vẫn chẳng có. Con bé đôi lúc cảm thấy mình không có nổi quyền kiểm soát tài chính của bản thân. Susan không giống một ngôi sao nổi tiếng. Con bé cô đơn và thậm chí là… nghèo”, anh trai của Susan Boyle nói thêm.
Ngôi nhà trị giá 300 nghìn bảng Anh của Susan Boyle,
tài sản đáng giá nhất của cô lúc này.
Một nguồn tin cho biết, phần lớn số tiền mà Susan Boyle kiếm được đã bị bỏ ra đầu tư kiếm lời. Những người đứng ra quản lý tài chính cho Susan Boyle cho hay, họ không kiểm soát giọng ca vàng quá đáng về tài chính, bởi hàng tuần họ vẫn chi tiền cho Susan Boyle tiêu vặt và số còn lại được đem đầu tư.
Những người này cũng phủ nhận thông tin cho rằng, Susan Boyle không có đủ tiền để trang hoàng nhà cửa và khẳng định rằng, ngôi sao ca nhạc được chi tiêu thoải mái. Tài chính của Susan Boyle hiện được giao cho một đội quản lý cá nhân thuộc công ty SyCo, công ty phát hành đĩa của Simon Cowell, người chịu trách nhiệm phát hành album đầu tiên của Susan Boyle.
No comments:
Post a Comment