Wednesday, April 17, 2013

TRÁNH MẪU THUẪN TRONG ĐỜI SỐNG VỢ CHỒNG


"Thực tế, sự kém cỏi về tài chính thường khiến nam giới rất khó chịu nhưng họ lại không dám thừa nhận điều đó. Họ tự ti, mặc cảm và một số người thể hiện sĩ diện của mình bằng những cách khác, đôi khi rất tiêu cực như lấy quyền làm chồng để ra oai, đay nghiến vợ con... Trong hoàn cảnh đó, người vợ, dù đã phải bươn chải vẫn phải gánh vác hết việc nhà, chăm lo con cái, nên rất dễ bất mãn... Mâu thuẫn gia đình từ đó ngày càng căng thẳng. "
"Theo chuyên gia tư vấn Minh Hoa, sức ép kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến đời sống gia đình, tình cảm vợ chồng. Ai cũng biết tiền không mua được hạnh phúc, nhưng khi thiếu thốn, con người dễ bức bách, khó kiềm chế, và những câu nói đụng chạm có thể làm tổn thương nặng nề tới nhau, khó cứu vãn."






Những trục trặc trong đời sống chăn gối.
Thiếu tổ chức trong gia đình.
Bất đồng trong việc quản lý chi tiêu.
Bất đồng trong việc giáo dục con cái.
Bất đồng trong cách cư xử với họ hàng hai bên.
Những xung đột trên có thể dẫn đến nhiều hậu quả tai hại:

Về tâm lý tình cảm: tình yêu sứt mẻ, vợ chồng lạnh nhạt với nhau.
Về đạo đức: dễ rơi vào những tệ nạn xã hội, ngoại tình, mất phẩm giá con người.
Về gia đình: lơ là trong việc chăm sóc giáo dục con cái, dẫn đến ly thân, ly dị…



07.26 AM ngày 21/10/2010Lượt xem(11536)    Bình luận(0)     E-mail     In bài viết

Hôn nhân khó có thể tránh khỏi những bất đồng, làm thế nào để xung đột nhanh chóng tiêu tan?

1. Luôn coi trọng mặt tốt

Nếu như hai vợ chồng luôn nhìn nhận mặt tốt ở đối phương, luôn tỏ ra thán phục, tin tưởng nhau thì khiến cho người chồng/vợ luôn cảm thấy vui vẻ, tự hào. Mâu thuẫn có xảy ra, cách giải quyết sẽ đỡ căng thẳng hơn khi bạn luôn nhìn thấy mặt xấu ở người bạn đời. Lúc này rất cần một cử chỉ, giọng nói nhẹ nhàng dành cho người ấy thì việc hóa giải xung đột sẽ nhanh chóng hơn.

 
2. Tôn trọng nhau

Cho dù hai bạn đang rất bực tức nhưng không vì thế mà dùng những lời nói châm biếm mỉa mai hay xúc phạm để làm tổn thương nhau, cách xưng hô lạnh lùng như 'anh -tôi, hay cô-tôi' không nên sử dụng. Mọi mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi 2 bên cùng có thiện chí và sự tôn trọng lẫn nhau, thực tế không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả ngay.

3. Cử chỉ yêu thương

Khi đang giận nhau, chỉ cần người vợ/chồng có cử chỉ thân mật như lấy cho nhau cốc nước, bộ quần áo hay một ánh mắt đầy yêu thương, một cái ôm nhẹ nhàng từ phía sau, bữa cơm tối ấm cúng… sẽ phá tan bầu không khí căng thẳng kéo dài. Những cử chỉ này có tác dụng nhanh chóng làm dịu cơn bực tức giữa bạn và anh ấy.

 
4. Không kéo dài cuộc chiến tranh lạnh

Nếu lỗi thuộc về ai trước thì người vợ/chồng chủ động xin lỗi đối phương, còn nếu mâu thuẫn không rõ nguyên nhân thì khi bình tâm lại, vợ chồng nên trao đổi về vấn đề vừa tranh cãi. Tránh để khoảng cách ngày càng lớn thêm sẽ khiến xung đột tăng lên, đến lúc bùng phát khó kiểm soát được lời nói, hành động. Đôi khi tính tự ái sẽ khiến không ai chịu nhường ai, lúc này rất cần sự bao dung, đại lượng từ phía người vợ/chồng để cuộc chiến tranh lạnh mau chóng kết thúc giữa hai người.

 5. Không lấy việc thắng thua làm thành tích

Nhiều khi xung đột phát sinh từ những mâu thuẫn nhỏ, nếu bạn luôn giữ thái độ ‘không chịu thua trước’ hoặc phải thắng thì khác nào bạn nhen nhóm ngọn lửa chiến. Việc ai thắng - ai thua trong hôn nhân không mang lại lợi ích gì mà còn gây tổn hại đến tình cảm vợ chồng. Sự nỗ lực cố gắng từ mỗi người sẽ giúp quan hệ vợ chồng ngày càng trở nên tốt đẹp.

Khánh Linh

Vợ chồng xung đột, giải quyết ra sao?

2010-03-17
Một nghiên cứu gần đây ở Anh cho thấy dù tổ ấm mặn nồng đến mấy thì trung bình mỗi năm các cặp vợ chồng cũng phải mất đi khoảng 10 ngày chỉ để cãi nhau các việc vặt trong nhà.

AFP photo
Con cái là niềm vui lớn nhất của gia đình

Trong đó 35% là do việc để quần áo vương vãi trong nhà, các vấn đề như trì hoãn không sửa chữa nhà cửa, giặt giũ, không đổ rác, rửa bát chiếm khoảng 60% các vụ cãi vã. Liệu đây có phải là những vấn đề thường gặp trong các gia đình Việt Nam hay không và họ giải quyết các xung đột này ra sao?

Tính cách khác nhau

Năm ngoái, một tòa án ở Ấn độ chấp thuận đơn xin ly hôn của một phụ nữ không muốn sống chung với chồng vì lý do anh ta không cho phép chị được xem những bộ phim truyền hình nhiều tập ướt át. Bà này nói là đã nhiều năm bà phải chịu đựng không xem những bộ phim đó vì chồng.
Tòa án chấp nhận vì cho rằng ông chồng đã vi phạm quyền con người. Còn ông chồng thì bảo đó là chuyện bất đồng quan điểm trong cuộc sống vợ chồng, không phải là cơ bản và càng không động đến vấn đề nhân quyền để mà ly dị.
Từ hai cách sống khác nhau về phải hòa làm một nên giai đoạn đầu rất dễ va chạm. Từ năm thứ 5 trở đi thì đã quen rồi, biết tính cách nhau rồi nên tránh được xung đột. 
Chị Phương Lan, Hà Nội 
Câu chuyện trên chỉ là một ví dụ trong muôn vàn những vụ ly dị xuất phát từ những xung đột mà theo nhiều người có lẽ là cũng rất đơn giản trong cuộc sống vợ chồng. Tại việt Nam những chuyện cãi vã giữa các cặp vợ chồng vì những vấn đề như làm việc nhà, hay chăm sóc con cái cũng xảy ra khá thường xuyên.
Đối với những cặp vợ chồng mới cưới, thì các xung đột từ việc vặt trong nhà chủ yếu là do những khác biệt về cách sống. Hai người vốn ở hai gia đình khác nhau nay dọn chung về một mái nhà phải học dần cách làm quen với lối sống của nhau.
Chị Vũ Phương Lan ở Hà nội cho biết trong khoảng 5 năm đầu mới lấy nhau, vợ chồng gặp những chuyện giận hờn chủ yếu cũng là vì cách sống mà thôi, vì “từ hai cách sống khác nhau về phải hòa làm một nên giai đoạn đầu rất dễ va chạm. Từ năm thứ 5 trở đi thì đã quen rồi, biết tính cách nhau rồi nên tránh được xung đột.”
Sau khi có con, các cặp vợ chồng phải đối mặt với những xung đột mới đó là cách chăm sóc con cái.
Chị Nguyễn Thị Giang ở Hà nội, người vừa có một em bé đầu lòng 5 tháng tuổi cho biết những xung đột còn “tùy vào thời điểm đó có chuyện gì xảy ra, ví dụ thời điểm này có con là quan trọng nhất, không phải là vấn đề kiếm tiền.”
Chị cho biết bên cạnh những bất đồng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, giờ đây hai vợ chồng đôi lúc cũng không thống nhất về cách chăm con. Chị nói: “Ông ấy là người cẩn thận quá, mình thì không. Khi con đang ngủ, mình nghĩ quan trọng nhất là giữ yên lặng cho con ngủ, nhưng chồng mình lại thích dọn dẹp mọi thứ cho gọn gàng, gây tiếng động làm con thức giấc”
000_Hkg3375137.jpg
Người phụ nữ hôm nay vừa lo thu nhập cho gia đình, vừa lo chu toàn công việc nội trợ. AFP photo/Hoang Dinh Nam
Xã hội phát triển, ngày càng có nhiều người phụ nữ không còn muốn ở nhà lo chăm sóc gia đình con cái nữa mà muốn được đi làm, được nắm giữ những trọng trách ngoài xã hội. Vì thế những xung đột từ chuyện chăm lo con cái và gia đình đối với những người phụ nữ này lại xảy ra thường xuyên hơn.
Chị Lan cho biết thêm,“5 năm sau công việc ổn định rồi, có chức vụ thì yêu cầu công việc nhiều hơn, làm về muộn hơn thì đương nhiên thời gian chăm gia đình, con cái không được chu đáo, lại còn đi làm thứ bảy chủ nhật nữa”.
Cũng bởi vì người phụ nữ Việt nam giờ đây đảm đương nhiều trọng trách hơn, họ cần người chồng giúp đỡ tích cực hơn nữa trong công việc nhà mà không phải lúc nào các ông chồng cũng đã làm tròn nhiệm vụ. Do đó những xung đột trong các gia đinh Việt nam ngày nay cũng có nét giống với các gia đình ở các nước phát triển.
Chuyên gia tâm lý Võ Văn Nam ở thành phố Hồ Chí Minh, người đã nhiều năm làm công tác tư vấn cho các gia đình cho biết xung đột “thường là chuyện vặt trong nhà. Thí dụ đã có sự phân công công việc trong gia đình nhưng ông chồng cứ mải miết lo nhậu với bạn, hoặc say mê theo dõi trận bóng đá trên truyền hình, thế là quên đi công việc nhà.
Bà vợ phải đảm đương luôn công việc mà đáng lẽ ông chồng phải làm mà không làm chủ được cảm xúc, thế là ‘bát chén lại khua vang lên’ và làm ông chồng bực mình.”

Làm chủ cảm xúc, tránh xung đột

Mặc dù các xung đột có thể xuất phát từ những chuyện rất vặt vãnh trong gia đình, nhưng cách giải quyết xung đột là hết sức quan trọng vì nó quyết định sự bền vững của hạnh phúc gia đình. 
Hiện nay các nhà tâm lý cũng khuyên phải làm chủ cảm xúc, coi đó là một kỹ năng sống ở đời. Nếu một trong hai người biết làm chủ cảm xúc thì chắc không xảy ra xung đột
Chuyên gia tâm lý Võ Văn Nam 
Các chuyên gia tâm lý khuyên các cặp vợ chồng nên biết nhường nhịn khi có bất hòa xảy ra, hay nói theo một cách khác là phải làm chủ cảm xúc của mình để tránh làm lớn chuyện.
Theo chuyên gia tâm lý Võ Văn Nam thì “đó là chuyện thường tình trong gia đình, nếu như người ta không kiềm chế được cảm xúc thì có thể đưa đến những xung đột. Những cơn bực mình đó chỉ là những cơn sóng nhỏ trên mặt biển đời sống, nó cũng tan dần đi thôi.
Hiện nay các nhà tâm lý cũng khuyên phải làm chủ cảm xúc, coi đó là một kỹ năng sống ở đời. Làm chủ cảm xúc trước người thân yêu là hết sức cần thiết. Trong trường hợp như vậy, nếu một trong hai người biết làm chủ cảm xúc thì chắc không xảy ra xung đột.”
Mỗi gia đình có một cách giải quyết xung đột khác nhau. Ví dụ như chị Giang thì cho rằng những lúc hai vợ chồng không đồng ý về một vấn đề gì đó mà có thể gây bực mình thì chị thường hay im lặng để vấn đề sang một bên, đợi lúc khác sẽ nói lại sau với chồng.
Chị tâm sự,“vấn đề này không quan trọng nên lúc khác mình nói, lúc đó nói không có giá trị. Mình nên khôn ngoan một chút, không giải thích vào lúc mọi người đang nóng.”
Chị Lan cho biết, những lúc hai vợ chồng nóng giận, chị cũng thường cố nói thêm một câu cho hết tức, nhưng đôi khi để tránh làm lớn chuyện, chị cũng phải nhún nhịn, chị nói thêm, “mình nói thì ông bảo mình lắm mồm, nói nhiều, thì thôi tốt nhất mình im, bởi nói tiếp chỉ mệt vì người đàn ông gia trưởng lắm.”

Vẫn còn tư tưởng phong kiến

000_Hkg3327744.jpg
Người phụ nữ miền quê vất vả với công việc đồng áng. AFP photo/Hoang Dinh Nam
Sau khi có những cãi vã, xung đột, lẽ đương nhiên các cặp vợ chồng có một thời gian giận dỗi, im lặng không nói chuyện với nhau. Để phá vỡ sự im lặng trong gia đình, một người cần phải lên tiếng trước, nhận lỗi, dàn hoà. Người mở lời trước thường thấy khó khăn khi phải nhận lỗi trước vì tính sĩ diện. Ở Việt Nam, phần lớn các vụ dàn hoà đến từ người phụ nữ.
Chuyên gia tâm lý Võ Văn Nam nói,“Đúng là lúc đó người mở lời trước, người làm lành trước rất ngại, dù là nam hay là nữ, đặc biệt là đàn ông vì sĩ diện đàn ông, vì mình luôn là người nắm quyền, luôn đúng, là phái mạnh nên rất ngại mở lời xin lỗi dù biết là mình có lỗi.
Do đó, việc làm hoà thường rơi vào phái nữ. Người phụ nữ nên chủ động làm hoà vì nó phù hợp với tính cách và tâm lý người phụ nữ. Người đàn ông họ hối hận đấy nhưng để nói lời xin lỗi thì khó hơn gấp nhiều lần.
Trong trường hợp này nếu người đàn ông cũng xích lại gần nữa, tỏ ra ăn năn hối hận vì những hành động cử chỉ của mình đã tạo nên xung đột, thì tôi nghĩ xung đột vừa rồi chỉ là kỷ niệm đẹp trong đời sống vợ chồng.”
Theo ông Nam thì đôi khi rõ ràng là người vợ đúng nhưng chưa chắc người chồng đã nhận lỗi trước. Vì thế trong trường hợp đó, người phụ nữ cũng vẫn nên nhận lỗi để sau đó khiến người chồng nhận ra phần lỗi của mình một cách tế nhị để khiến họ không cảm thấy tự ái, mất sĩ diện. 
Theo chúng tôi trải nghiệm thì thường phụ nữ xuống nước trước vì đàn ông còn mang tư tưởng xã hội phong kiến âm ỉ trong lòng
Chuyên gia tâm lý Võ Văn Nam
Ông Nam cho rằng cách làm như vậy là vì xuất phát từ nguyên nhân xã hội Việt nam còn mang tư tưởng phong kiến. Ông nói,“theo chúng tôi trải nghiệm thì thường phụ nữ xuống nước trước vì đàn ông còn mang tư tưởng xã hội phong kiến âm ỉ trong lòng.
Khi ý thức xã hội, ý thức cộng đồng, mặt bằng dân trí, cũng như luật pháp phù hợp thì ai có lỗi người đó phải xin lỗi. Đó là lý tưởng nhưng trong thực tế của xã hội Việt nam hiện nay thì người phụ nữ phải chủ động trước là tốt nhất.”
Nói tóm lại, chuyện cãi vã, giận hờn trong cuộc sống gia đình giữa các cặp vợ chồng là chuyện không tránh khỏi. Một cuộc nghiên cứu ở Mỹ cho thấy các cặp vợ chồng cãi nhau có thể sống lâu hơn những cặp vợ chồng kìm nén tức giận trong lòng.
Điều quan trọng mà các chuyên gia tâm lý khuyên các gia đình là dù có cãi nhau hay giận hơn thì cũng nên có giới hạn nhất định để gìn giữ ngọn lửa hạnh phúc gia đình, tránh đổ vỡ chỉ vì những chuyện cỏn con.
Tạp chí phụ nữ kỳ này xin được tạm dừng ở đây, Việt Hà xin thân ái tạm biệt và hẹn gặp lại vào thứ ba tuần tới.
Chúng ta đã có dịp tìm hiểu những sự khác biệt căn bản giữa nam và nữ, những định luật giúp hòa hợp những dị biệt ấy. Những định luật này không áp dụng riêng rẽ, nhưng bổ túc, liên hệ với nhau và là những định luật rất quan trọng chi phối đời sống vợ chồng. Nó không phải là tất cả sự khác biệt, bởi mỗi con người là một huyền nhiệm. Nhưng ít ra nó rất hữu ích để giúp các bạn hiểu được phần nào người yêu của mình. Và khi nắm vững được những khác biệt tâm lý này, các bạn sẽ tránh được những phán đoán, những thái độ chủ quan dẫn đến bất hòa, mâu thuẫn.

Giới tính ảnh hưởng trên toàn bộ con người, là tất cả những đặc điểm để phân biệt người nam với người nữ. Nó liên quan đến đời sống tình cảm, khả năng yêu thương, truyền sinh và tổng quát hơn là khả năng thực hiện những quan hệ hiệp thông với người khác.

Trong cuộc sống thường ngày, đôi khi người ta quên mất rằng người bạn đời là một hồng ân vô cúng quí giá. Hãy tưởng tượng một sớm mai thức dậy, người ấy đã không còn ở bên cạnh bạn nữa! Hoặc giả như mọi ngày người vợ vẫn đón chồng đi làm về lúc 17g chiều, thế mà chiều nay đã hơn 17g30, rồi 18g… không thấy anh ấy về. Giữa bao nhiêu câu hỏi trong đầu, thoáng thấy một câu hỏi khiến cho chị phải rùng mình: “Nếu anh ấy có mệnh hệ nào, Chúa ơi, làm sao con sống được?”

Không sống được bởi vì bị lấy mất một phần của chính mình, xương thịt của chính mình, như Hàn Mặc Tử đã tùng viết:

Người đi một nửa hồn tôi mất,
Một nửa hồn kia bỗng dại khờ.

Trước viễn cảnh đánh mất nửa kia của mình người ta buồn lắm. Thế nhưng, khi nửa ấy vẫn ở bên mình, liệu người ta có nhận ra đó là một hồng ân vô giá Chúa dành cho họ.

Do đó trong đời sống hôn nhân gia đình, để tạo được sự hòa hợp trọn vẹn và bền vững, hai vợ chồng cần hiểu rõ những khác biệt của nhau, để có thể cảm thông, chia sẻ và nương tựa vào nhau trong sự kính trọng và yêu thương chân thành. Tình yêu chân thành là thấy rõ khuyết điểm của người khác nhưng vui vẻ đón nhận, đồng thời khám phá ra những ưu điểm của người yêu mà khéo léo phát huy.

Tuy nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng êm ả, bằng phẳng. Sẽ có những lúc trời quang mây tạnh, nhưng cũng có những lúc bão táp mưa sa. Cuộc sống gia đình cũng vậy. Có những lúc êm ấm hạnh phúc, nhưng cũng có những lúc bất hòa, cơm chẳng lành canh chẳng ngọt. Mặc dù hai người có yêu nhau thắm thiết, thì nhiều lúc vẫn xảy ra bất hòa. Những bất hòa có thể làm cho tình yêu bị sói mòn và có thể đưa đến những đổ vỡ tai hại. Nhưng nếu biết cách giải quyết, chúng sẽ là cơ hội giúp hai vợ chồng hiểu nhau hơn.
I.Những nguyên nhân gây xung đột:
1)
Nguyên nhân sâu xa:

Những trang đầu của Kinh Thánh đã cho chúng ta thấy mọi sự đều tốt đẹp. Con người được Thiên Chúa dựng nên để sống trong hạnh phúc. Hạnh phúc đó trước hết là tình thân nghĩa với Thiên Chúa. Hạnh phúc đó còn là mối giao hòa giữa con người với vạn vật. Đặc biệt Thiên Chúa cho con người được sống hạnh phúc trong hôn nhân. Đôi vợ chồng nguyên thủy thật tâm đầu ý hợp, coi nhau như một xương một thịt. Thế nhưng rồi một hôm, người này đã coi người kia như là nguyên nhân của sự tan vỡ. Điều gì đã xảy ra giữa họ?

1 Rắn là loài xảo quyệt nhất trong mọi giống vật ngoài đồng, mà Ðức Chúa là Thiên Chúa đã làm ra. Nó nói với người đàn bà: "Có thật Thiên Chúa bảo: "Các ngươi không được ăn hết mọi trái cây trong vườn không? 2 Người đàn bà nói với con rắn: "Trái các cây trong vườn, thì chúng tôi được ăn. 3 Còn trái trên cây ở giữa vườn, Thiên Chúa đã bảo: "Các ngươi không được ăn, không được động tới, kẻo phải chết." 4 Rắn nói với người đàn bà: "Chẳng chết chóc gì đâu! 5 Nhưng Thiên Chúa biết ngày nào ông bà ăn trái cây đó, mắt ông bà sẽ mở ra, và ông bà sẽ nên như những vị thần biết điều thiện điều ác." 6 Người đàn bà thấy trái cây đó ăn thì ngon, trông thì đẹp mắt, và đáng quý vì làm cho mình được tinh khôn. Bà liền hái trái cây mà ăn, rồi đưa cho cả chồng đang ở đó với mình; ông cũng ăn. 7 Bấy giờ mắt hai người mở ra, và họ thấy mình trần truồng: họ mới kết lá vả làm khố che thân.
8 Nghe thấy tiếng Ðức Chúa là Thiên Chúa đi dạo trong vườn lúc gió thổi trong ngày, con người và vợ mình trốn vào giữa cây cối trong vườn, để khỏi giáp mặt Ðức Chúa là Thiên Chúa. 9 Ðức Chúa là Thiên Chúa gọi con người và hỏi: "Ngươi ở đâu? " 10 Con người thưa: "Con nghe thấy tiếng Ngài trong vườn, con sợ hãi vì con trần truồng, nên con lẩn trốn." 11 Ðức Chúa là Thiên Chúa hỏi: "Ai đã cho ngươi biết là ngươi trần truồng? Có phải ngươi đã ăn trái cây mà Ta đã cấm ngươi ăn không? " 12 Con người thưa: "Người đàn bà Ngài cho ở với con, đã cho con trái cây ấy, nên con ăn." (St 3, 1-12)

Con người đã khước từ vâng phục Thiên Chúa, tự định lấy điều lành điều dữ, con người đã muốn ngang bằng với Thiên Chúa, kết quả là:

- Con người thấy xa lạ với chính mình, dục vọng trở nên thác loạn, không chịu nổi chính mình nên phải lấy lá che thân.
- Con người xa lạ với nhau, nàng không còn là xương thịt của tôi, nhưng nàng là thủ phạm, chính nàng đã gây ra tất cả.
- Con người xa lạ với Thiên Chúa, nên vừa nghe tiếng Chúa, con người đã chạy trốn và núp trong bụi cây.
- Con người xa lạ với các tạo vật khác: cây cỏ, đất đá trở nên những chướng ngại cho con người.
Mọi tương quan đều sụp đổ chỉ vì một lý do duy nhất: con người không tin vào tình thương của Thiên Chúa, họ muốn tự xoay sở lấy mọi sự, họ coi mình là nhất, muốn chiếm đoạt tất cả cho mình, muốn ngang hàng với Thiên Chúa… Đó chính là nguyên nhân sâu xa nhất của mọi bóng tối trong đời sống hôn nhân.

2)
Những nguyên nhân khác:
Sự khác biệt về tâm sinh lỳ giữa nam và nữ, về cách nhận thức, về quan điểm, về sở thích đối với các vấn đề trong cuộc sống.
Sự khác biệt do ảnh hưởng của nền giáo dục mà mỗi người đã nhận được.
Những trục trặc trong đời sống chăn gối.
Thiếu tổ chức trong gia đình.
Bất đồng trong việc quản lý chi tiêu.
Bất đồng trong việc giáo dục con cái.
Bất đồng trong cách cư xử với họ hàng hai bên.
Những xung đột trên có thể dẫn đến nhiều hậu quả tai hại:

Về tâm lý tình cảm: tình yêu sứt mẻ, vợ chồng lạnh nhạt với nhau.
Về đạo đức: dễ rơi vào những tệ nạn xã hội, ngoại tình, mất phẩm giá con người.
Về gia đình: lơ là trong việc chăm sóc giáo dục con cái, dẫn đến ly thân, ly dị…
II.Những nguyên tắc giúp giải quyết xung đột trong gia đình:

Kinh nghiệm cho thấy không phải tự nhiên mà đi đến xung đột đổ vỡ. Mọi sự đều bắt đầu từ một điều đáng tiếc đầu tiên nào đó, mở đầu cho những điều đáng tiếc tiếp theo rồi dần dần càng lúc càng trầm trọng hơn. Vết thương đầu tiên ấy có thể chỉ bình thường như: một sự lừa dối nhỏ, một sự tự ái vặt, một câu nói thiếu kiềm chế… Thế nhưng nó lại có tính quyết định và mở đường cho những vết thương khác.

1)
Biện pháp ngăn ngừa:

Trước khi kết hôn, đôi bạn cần tìm hiểu nhau kỹ lưỡng để tránh những ảo tưởng về nhau. Mặt khác hôn nhân cần có tình yêu thực sự, đừng biến hôn nhân thành một cuộc mua bán trao đổi.
Cần học hỏi, trang bị những kiến thức căn bản nhằm nuôi dưỡng tình yêu.
Bàn hỏi với những người khôn ngoan, có kinh nghiệm để biết cách sống hòa hợp và giải quyết những bất hòa trong gia đình.
Cần sửa đổi chính mình để mỗi ngày một nên hoàn thiện hơn.
Tập thói quen đối thoại: việc hiểu nhau chỉ thực sự tốt đẹp, đồng thời mang lại kết quả xây dựng nếu hai người đối thoại cởi mở với nhau.

Đối thoại nghĩa là nói, bày tỏ và lắng nghe, đón nhận ý kiến người khác. Không bao giờ chỉ nói hoặc nghe suông. Đây là phương thế để loại bỏ những nghi ngờ, những hiểu lầm, để đem lại hiểu biết, cảm thông. Nó làm cho những băn khoăn, lo lắng, vất vả nặng nề trong đời sống vợ chồng trở nên nhẹ nhàng vui tươi. Vợ chồng nên thẳng thắn bày tỏ đời sống của mình, đừng giả vờ che đậy, đừng thu vào vỏ ốc kín đáo. Nên nhớ rằng: mọi chi tiết của đời mình từ nay đều là của người yêu và ngược lại. Do đó anh hãy tập nói với chị và nghe cách chăm chú, kiên nhẫn. Chị cũng hãy tập nói với anh và chú ý nghe anh. Nếu không sẽ chẳng ai hiểu ai. Nhiều đôi vợ chồng rất lanh mồm lẹ miệng khi xét đoán, lên án nhau. Nhưng lại rất chậm chạp khi nhìn nhận những khuyết điểm của mình. Và như thế hiểm nguy đang tới gần.

2) 
Khi xảy ra xung đột:

Thái độ của mỗi người:

Tự chủ: tránh phản ứng vội vàng, làm cho tình hình thêm căng thẳng, kìm hãm tính nóng nảy và tự ái.
Có thiện chí muốn giải quyết vấn đề: vợ chồng tranh cãi là nhằm tìm ra điều tốt hơn để đi đến chỗ hợp nhất, chứ không phải để ăn thua hoặc để hạ nhục nhau đi đến chia rẽ xa cách. Trong cuộc tranh cãi, đừng vì tự ái mà trở nên cố chấp, bảo vệ sai lầm của mình.

Phương pháp giải quyết:
Đối thoại: biết trình bày và lắng nghe nhau. Đừng bắt người khác phải tuyệt đối tuân theo ý riêng của mình, nhưng biết lắng nghe và tìm hiểu ý kiến cũng như quan điểm của người kia. Hướng vấn đề vào mục tiêu chính, giới hạn chuyện nào vào chuyện đó, không nhắc lại chuyện cũ, không bới lông tìm vết.
Chấp nhận khuyết điểm của mình, can đảm nhận ra những lỗi lầm, sai phạm để cố gắng sửa đổi.
Cố gắng hàn gắn và làm lành: sau khi tranh cãi, xung đột với nhau, vợ chồng cần tìm cách làm hòa ngay. Đừng để bầu khí lạnh lùng, giận hờn kéo dài chỉ gây thêm đau khổ cho mọi người và cho chính mình.
Nhờ trung gian hòa giải: cần chọn người có uy tín, biết phân xử hợp tình hợp lý, khách quan, hiểu cả hai bên để đưa ra lời khuyên chân tình giúp hai người chấm dứt mâu thuẫn.
Cầu nguyện: nếu vợ chồng biết cầu nguyện chung thường xuyên với nhau, chắc chắn sẽ có được sự bình tĩnh để ngồi thảo luận ôn hòa với nhau, đồng thời sẽ dễ nhận ra được ý muốn của Chúa đối với vấn đề đang tranh cãi.
Kết luận:

Giải quyết những xung đột trong gia đình là một công việc khó khăn, đòi hỏi sự cố gắng và thiện chí của cả hai. Nếu ngay khi bước vào đời sống hôn nhân gia đình, vợ chồng tập thói quen ngồi lại với nhau để giải quyết các vấn đề nho nhỏ, thì sau này sẽ có nhiều kinh nghiệm để giải quyết những vấn đề to lớn hơn. Những dịp như thế sẽ giúp vợ chồng hiểu nhau hơn, đồng thời cũng giúp mỗi người gọt giũa cái “tôi” nhiều tự ái và vị kỷ, ngõ hầu cuộc sống gia đình được hài hòa và hạnh phúc hơn.



5 sai lầm trong quyết định lựa chọn bạn đời

Ảnh minh họa: tinhnguyenhaidang.

Chấp nhận cưới một người mà bạn nghĩ rằng có thể thay đổi những tật xấu của họ, chỉ nhìn vào mặt tốt của bạn tình, luôn tỏ ra nhượng bộ ngay cả trong quyết định tiến đến hôn nhân... những sai lầm này thường dẫn đến kết cục đổ vỡ gia đình về sau.
Vỡ mộng sau tân hôn vì cưới 'tốc hành'Nam và nữ khác nhau thế nào?

Trong những công trình thực nghiệm đã được công bố, hai nhà nghiên cứu tâm lý Allen và Barbara Pease chỉ ra, có 5 sai lầm người ta thường mắc phải khi quyết định lựa chọn người bạn đời mà kết cục của những cuộc hôn nhân đặt nền tảng trên những sai lầm này thường dẫn đến đổ vỡ. Cụ thể như sau:

1. Đánh giá và quyết định cảm tính khi mới quen nhau:

Khi thần tình ái gõ cửa trái tim thì sự si mê, cuốn hút lẫn nhau thường khiến người ta có cảm giác như đang say thuốc. Thực tế, khi một người đang yêu "điên cuồng", những quyết định của họ thường mang cảm tính nhất thời, thay vì trong những trường hợp khác, bản thân họ sẽ suy xét cẩn trọng xem có nên gắn cả cuộc đời mình với con người này hay không.
Trong tác phẩm "Why man want sex and women need love", hai tác giả Allen và Barbara Pease đã chỉ ra rằng, trong giai đoạn đầu tình yêu lãng mạn, não con người sẽ tiết ra rất nhiều hormone khiến người ta nhìn mọi thứ toàn màu hồng, hạnh phúc ngất ngây bao trùm, nó gần giống với cảm giác chuếnh choáng khi say thuốc. Vì thế ở đây người ta thường có quyết định cảm tính, đánh giá thiếu khách quan.
Tác giả cuốn sách khuyên, nếu lúc bạn muốn quyết định gắn bó cuộc đời của mình với một ai đó mới quen chỉ vì họ có sức quyến rũ "chết người" hoặc do họ đem đến cho bạn hạnh phúc ngây ngất, thì tốt nhất "hãy tự dội lên mình một gáo nước lạnh cho tỉnh táo". Bởi vì trong giai đoạn này chính các hormone bản năng đang chi phối hành vi của bạn chứ không phải là lý trí mách bảo.
Tóm lại, dù có say mê như "điếu đổ" cũng phải hãy dặn lòng rằng, đợi một thời gian nữa trước khi có bất kỳ quyết định hệ trọng nào.

2. Kết hôn với một người chỉ vì lý do người ấy yêu mình:

Bạn quyết định tiến đến hôn nhân với một người chỉ vì họ si mê và sẵn sàng làm mọi thứ vì bạn. Nhất là trong khoảng thời gian vừa chia tay người yêu hoặc ly dị, bạn cảm thấy thiếu thốn tình cảm nên thường quyết định bồng bột. Allen và Barbara Pease khuyên, hãy dành ra 10% độ dài thời gian để vượt qua giai đoạn đau đớn ấy, lấy lại cân bằng, rồi sau đó mới tính đến chuyện tìm một người bạn đời để gắn bó lâu dài.

3. Luôn nhượng bộ ngay cả trong tình yêu và khi quyết định tiến đến hôn nhân:

Trong tình yêu, sự gắng gượng để luôn làm vui lòng đối tượng, luôn tỏ ra nhã nhặn, dung hòa, tránh mọi hành vi hay lời nói làm người yêu buồn lòng... đến một lúc nào đó sẽ khiến bạn mệt mỏi và trở thành người nhu nhược, là "nô lệ của tình yêu". Ở đây chẳng những bạn sẽ không nhận được sự tôn trọng, thấu hiểu của người tình mà trái lại thái độ thụ động, cam chịu và nỗi tức giận sẽ dồn nén trong lòng, khiến bạn cảm thấy bí bách ngay trong "lâu đài tình ái" của mình.
Vì thế, các nhà tâm lý học khuyên, trong tình yêu con người nên thoải mái bộc lộ cảm xúc của mình. Đôi khi sự bộc lộ ấy có thể là nguyên nhân dẫn đến hiểu lầm, tranh cãi nhưng phải có những lúc như thế bạn mới hiểu được con người thực của bạn tình.

4. Luôn tìm cách phủ nhận khuyết điểm của người yêu:

Phần lớn những cặp tình nhân khi yêu và dắt tay nhau đến hôn nhân đều tin rằng chỉ có cái chết mới chia lìa được hai con tim đã hoà chung nhịp đập. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay ở một số nước, tỷ lệ ly hôn đã lên đến con số trên 50%, trong khi tỷ lệ ngoại tình ước tính khoảng 30-60% và đàn ông chiếm phần lớn trường hợp.
Trên thực tế, lúc yêu người ta thường giận nhiều hơn nhưng lại dễ tha thứ hơn khi đã về sống chung một mái nhà. Vì thế đã yêu nhau, người ta thường bỏ ngoài tai những lời góp ý từ bên ngoài về những nết xấu của bạn tình, hoặc chính bản thân họ nhận thấy điều ấy nhưng lại tự biện bạch, lấp liếm nó.
Tuy nhiên xuất phát từ thực tế đổ vỡ của nhiều cặp vợ chồng có hoàn cảnh tương tự như trên, Allen và Barbara Pease kết luận, nếu trong lúc còn mặn nồng mà bạn không nghiêm túc suy xét về những khuyết điểm, tật xấu của người yêu để tính xem nó có phù hợp với đời sống vợ chồng về sau không, thì chính bạn là người tự "đeo gông vào cổ" mình.

5. Chấp nhận lập gia đình với một người mà bạn nghĩ rằng có thể thay đổi những tật xấu của họ:

Nhiều chị em tin rằng sức mạnh kỳ diệu của tình yêu sẽ cảm hóa được con người ngay cả khi anh ta là một con nghiện. Tuy nhiên trên thực tế, sau khi cưới nhau về, tỷ lệ những tật xấu sẽ xuất hiện nhiều hơn, đến lúc này người phụ nữ mới ôm mặt ân hận: "Sao tôi lại dại dột đi lấy một tên tội phạm".
Mặc dù tình yêu có thể giúp một con người trở nên tốt hơn, song các nhà tâm lý học lại nhắc đến quy luật muôn thuở "Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời". Nó chi phối mạnh mẽ hơn thể hiện rõ ràng hơn khi mà đời sống hôn nhân đã phần nào vơi đi sự hấp dẫn.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ly hôn vì lép vế vợ

Cầm túi quần áo cũ nhưng còn khá tươm tất cô em cho, chị Thu đang ướm cho các con thì anh Quân giật quăng ra sân. Bất bình, chị Thu gào lên: "Anh điên à, đã không kiếm được tiền lo cho con, lại còn sĩ".
Nát óc nghĩ chiêu 'moi' tiền chồng / Tổ ấm sứt mẻ vì vợ thành trụ cột

Nghe vợ lăng mạ, anh Quân tức tối vớ chiếc cốc đặt trên bàn ném vỡ toang rồi hầm hầm lấy xe phóng đi. Chị Thu ngồi ôm mặt khóc.
Hai năm trở lại đây, những trận cãi vã xuất hiện ngày càng thường xuyên trong gia đình chị Thu. Vợ chồng chị kết hôn đã hơn 10 năm, có với nhau hai mặt con. Họ lấy nhau khi cả hai đều cơ hàn. Chị Thu xinh đẹp, được nhiều người ngỏ ý, nhưng cuối cùng lại đồng ý lấy anh Quân - chàng trai nghèo cùng xã ở Bắc Ninh, vì thấy anh hiền lành, chân chất.
Hai vợ chồng chị làm ở một nhà máy giấy trong tỉnh. Anh Quân vốn không được lanh lợi nên mãi vẫn ở một vị trí, với đồng lương eo hẹp. Hai vợ chồng lo cho hai con ăn học vất vả, chị Thu về nhà phải kiếm nghề phụ làm thêm. Các em trai, em gái chị Thu làm ăn ngày càng khấm khá, thấy chị mỗi ngày lại thêm tiều tụy thì thương xót và luôn tìm cách cho cái này, đỡ cái kia, đồng thời giận anh rể kém cỏi, thiếu trách nhiệm. Anh Quân vì sĩ diện nên cấm vợ con không được nhận đồ nhà ngoại cho.
Gần đây hai vợ chồng anh chị thường xuyên cãi nhau, có lúc nóng lên, anh Quân còn thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với vợ. Họ đang tính chuyện ly hôn.
Ảnh minh họa: MT.
Vì chuyện tiền nong mà nhiều cặp vợ chồng sinh mâu thuẫn. Ảnh minh họa: MT.
Bà Minh Hoa, chuyên gia tâm lý đường dây tư vấn tâm lý 1088 TP HCM cho biết, không ít gia đình tan vỡ vì những cắng đắng về kinh tế, nhất là khi người chồng không gánh vác được trọng trách.
Nhà tâm lý cho biết, xã hội từ trước tới nay vẫn quan niệm đàn ông phải là trụ cột, phải hơn vợ trong chuyện kiếm tiền. Vì thế, việc không đảm bảo về kinh tế đã là một áp lực rất lớn đối với nam giới, cộng thêm bị vợ hay người nhà vợ... coi thường, dè bỉu càng khiến họ khủng hoảng, mặc cảm.
Thực tế, sự kém cỏi về tài chính thường khiến nam giới rất khó chịu nhưng họ lại không dám thừa nhận điều đó. Họ tự ti, mặc cảm và một số người thể hiện sĩ diện của mình bằng những cách khác, đôi khi rất tiêu cực như lấy quyền làm chồng để ra oai, đay nghiến vợ con... Trong hoàn cảnh đó, người vợ, dù đã phải bươn chải vẫn phải gánh vác hết việc nhà, chăm lo con cái, nên rất dễ bất mãn... Mâu thuẫn gia đình từ đó ngày càng căng thẳng.
Như trường hợp vợ chồng chị Hà (Đại Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội) là một điển hình.
Chị Hà và chồng cùng học Đại học Y. Ra trường, anh về làm tại trung tâm y tế huyện, còn chị vào khoa phụ sản một bệnh viện tuyến dưới. Nhà chồng đông con, hoàn cảnh khó khăn nên sau đám cưới vợ chồng chị dọn về căn nhà do bố mẹ chị cho, ngay sát nơi ông bà ở.
Cuộc sống vợ chồng chị ban đầu khá êm đẹp nhưng khi hai con lớn dần, số lương công chức ít ỏi của hai người không thấm vào đâu và những khúc mắc cũng lớn dần. Để tăng thu nhập, chị Hà theo học nâng cao và tranh thủ làm thêm ở vài phòng khám tư ngoài giờ. Trong khi đó, chồng chị về nhà là nằm khểnh đọc báo, xem TV, đợi vợ lo cơm nước.
Thấy cảnh này, bố mẹ chị Hà vô cùng bực bội nên thỉnh thoảng cũng ca thán với hàng xóm rồi bóng gió nhắc con rể... Anh chồng thì nghĩ ông bà ngoại coi thường nên đổ bực tức nên đầu vợ.
"Mình mệt mỏi vô cùng. Một bên là bố mẹ, lúc nào cũng rầu rĩ than 'sao mày lại đâm đầu vào cái thằng vừa nghèo vừa xấu tính', một bên là chồng, hơi tí là tự ái, giận dỗi", chị Hà thổ lộ.
Gần đây, sau một lần xích mích với bố mẹ vợ, chồng chị đòi ra ngoài ở, trả lại nhà cho ông bà. "Giờ lương hai vợ chồng chưa nổi chục triệu, mà tiền thuê nhà đã ngốn một nửa, còn hai con ăn học, làm sao lo nổi. Mình nhất quyết không đi thì anh ấy kêu giải tán. Mình thì chỉ thương con thôi...", chị Hà thở dài. Bố mẹ chị cũng ủng hộ chuyện ly hôn nhưng chị còn băn khoăn vì biết hai đứa trẻ rất thương bố.
Theo chuyên gia tư vấn Minh Hoa, sức ép kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến đời sống gia đình, tình cảm vợ chồng. Ai cũng biết tiền không mua được hạnh phúc, nhưng khi thiếu thốn, con người dễ bức bách, khó kiềm chế, và những câu nói đụng chạm có thể làm tổn thương nặng nề tới nhau, khó cứu vãn.
Bà cho rằng, trong tình huống này, cả hai vợ chồng đều phải cố gắng điều chỉnh bản thân. Người vợ cần cư xử tế nhị, đừng để người đàn ông mang cảm giác họ là kẻ thất thế, đồng thời động viên, tạo điều kiện để bạn đời vươn lên. Về phía mình, người chồng cũng cần khẳng định vai trò của bản thân trong gia đình bằng đạo đức, cách sống... Hai vợ chồng nên thường xuyên trò chuyện, chia sẻ cảm xúc, bộc lộ tế nhị khi có việc không vừa ý, đừng để dồn nén tạo thành quả bom nổ chậm.
Theo nhà tâm lý, trong xã hội ngày nay, gánh nặng tài chính không nên dồn hết lên vai người đàn ông. Thực tế, cả hai vợ chồng có thể san sẻ cả việc nhà lẫn lo toan kinh tế, đồng thời động viên nhau những lúc sa cơ lỡ vận để tạo động lực phấn đấu.
Kết quả một khảo sát gần đây của Vnexpress.net cũng cho thấy, hiện nay, nhiều bạn trẻ đã ý thức rõ rệt điều này. Trong số hơn 1.400 người được hỏi, cứ 10 người thì có tới 6 người bày tỏ quan điểm trụ cột gia đình là cả hai vợ chồng, chứ không chỉ là trách nhiệm của đàn ông.

Nhà tâm lý Minh Hoa cho biết, thật ra, việc kiếm được nhiều tiền hay không đôi khi không chỉ phụ thuộc vào năng lực mà còn do tính cách, quan điểm sống của mỗi người. Có một số người không có ý chí tiến thủ, thích bình lặng.
Về phía chị em, trước khi kết hôn cần tìm hiểu kỹ bạn đời, trong đó cân nhắc cả về yếu tố kinh tế, không phải về việc "nửa kia" có nhiều tài sản hay ít mà là xác định xem người đàn ông của mình có ý chí tiến thủ và nghị lực vượt khó khăn không, năng lực và chuyên môn của anh ta thế nào... bởi đó mới là những yếu tố bền vững quyết định tương lai của họ và cả của gia đình bạn.
Vương Linh

No comments:

Post a Comment